A COMPARATIVE STUDY OF QUANTUM PHYSICS, VEDANTIC HINDUISM AND BUDDHISM
NGHIÊN CỨU SO SÁNH VẬT LÝ LƯỢNG TỬ, VỆ ĐÀ ẤN ĐỘ GIÁO VÀ PHẬT GIÁO
“One of the most inspiring things about science is the change our understanding of the world undergoes in the light of new findings. The discipline of physics is still struggling with the implications of the paradigm shift it underwent as a result of the rise of relativity and quantum mechanics at the turn of the twentieth century. Scientists as well as philosophers have to live constantly with conflicting models of reality”
…“One may ask, Apart from misrepresenting reality, what is wrong with believing in the independent, intrinsic existence of things? For Nagarjuna, this belief has serious negative consequences. Nagarjuna argues that it is the belief in intrinsic existence that sustains the basis for a self-perpetuating dysfunction in our engagement with the world and with our fellow sentient beings.”…”In other words, Nagarjuna argues that grasping at the independent existence of things leads to affliction, which in turn gives rise to a chain of destructive actions, reactions, and suffering. In the final analysis, for Nagarjuna, the theory of emptiness is not a question of the mere conceptual understanding of reality. It has profound psychological and ethical implications.”
“I once asked my physicist friend David Bohm this question: From the perspective of modern science, apart from the question of misrepresentation, what is wrong with the belief in the independent existence of things? His response was telling. He said that if we examine the various ideologies that tend to divide humanity, such as racism, extreme nationalism, and the M.a.r.x.i.s.t c.l.a.ss s.t.r.u.g.g.le, one of the key factors of their origin is the tendency to perceive things as inherently divided and disconnected. From this misconception springs the belief that each of these divisions is essentially independent and self-existent. Bohm’s response, grounded in his work in quantum physics, echoes the ethical concern about harboring such beliefs that had worried Nagarjuna, who wrote nearly two thousand years before.”
…”In the light of such scientific discoveries, I feel that Buddhism too must be willing to adapt the rudimentary physics of its early atomic theories, despite their long-established authority within the tradition.”…“In view of this capability, I have made a strong case on several occasions for the introduction of basic physics into the studies of the Tibetan monastic colleges. I argued that we would not in fact be introducing a new subject; rather we would be updating an inherent part of the curriculum. I am happy that the academic monastic colleges now hold regular workshops on modern physics. These workshops are run by physics professors and some of their senior graduate students from Western universities. I hope that this initiative will ultimately result in the full entry of modern physics into the regular philosophical curriculum in Tibetan monasteries.”
…“The paradoxical nature of reality revealed in both the Buddhist philosophy of emptiness and modern physics represents a profound challenge to the limits of human knowledge. The essence of the problem is epistemological: How do we conceptualize and understand reality coherently? Not only have Buddhist philosophers of emptiness developed an entire understanding of the world based on the rejection of the deeply ingrained temptation to treat reality as if it were composed of intrinsically real objective entities but they have also striven to live these insights in their day-to-day lives. The Buddhist solution to this seeming epistemological contradiction involves understanding reality in terms of the theory of two truths. Physics needs to develop an epistemology that will help resolve the seemingly unbridgeable gulf between the picture of reality in classical physics and everyday experience and that in their quantum mechanics counterpart.”
[His Holiness The 14th Ɗalai Lama | The Universe in a single Atom – The Convergence of Science and Spirituality | Morgan Road Books, New York | Chapter 3: Emptiness, Relativity, and Quantumphysics]
“Một trong những điều gây cảm hứng nhất của khoa học là nó làm thay đổi cái nhìn của chúng ta về thế giới này dưới ánh sáng của những khám phá mới. Cho đến nay, vật lí học vẫn còn đang loay hoay dò đường trước một bước ngoặt quan trọng (paradigm shift) kể từ khi có sự phát khởi của thuyết tương đối và cơ học lượng tử (quantum mechanics) ở vào đầu thế kỉ XX. Các khoa học gia cũng như triết gia thường xuyên phải đương đầu với nhiều mô hình trái ngược nhau về bản chất của thực tại.”
…“Có thể ta sẽ đặt câu hỏi này: có tri giác sai lầm về thực tại đã đành rồi, nhưng nếu ta cứ tin tưởng rằng vạn vật tồn tại một cách biệt lập và tự hữu, thì có sao đâu? Ngài Long Thọ cho rằng nhận thức này dẫn đến những hậu quả rất tai hại! Ngài giảng rằng sự tin tưởng vào sự tồn tại riêng rẽ của vạn vật khiến cho ta dễ rơi vào ngã chấp và cái nhìn lệch lạc khi ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài và các loài hữu tình đang chung sống với ta trên quả địa cầu này.”…”Nói cách khác, Ngài Long Thọ cho rằng chính sự nắm bắt (chấp thủ) lấy những sự vật tồn tại một cách biệt lập đưa đến phiền não, dẫn đến hàng loạt những hành động, phản ứng tiêu cực và, cuối cùng, dẫn đến khổ đau. Nói tóm lại, theo Ngài Long Thọ, nguyên lí tánh không không phải chỉ để thoả mãn những tò mò của trí năng về thực tại mà còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc về tâm lí và đạo đức“
“Tôi có lần hỏi nhà vật lí học David Bohm, một người bạn của tôi, rằng: Đứng trên bình diện khoa học hiện đại, ngoài vấn đề nhìn và thấy sự vật một cách sai lầm ra, nếu người ta tin vào sự tồn tại biệt lập của vạn vật, thì có gì không ổn không? Câu trả lời của ông rất hay và hữu lí. Ông nói rằng nhìn lại những chủ thuyết khác nhau đã từng chia rẽ nhân loại, như nạn kì thị chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hay thuyết đ.ấ.u t.r.a.n.h g.i.a.i c.ấ.p của Ϻ.a.r.xɤ, ta thấy rằng nền tảng của các chủ thuyết này là cách nhìn các sự vật như chúng là những cá thể tồn tại riêng rẽ, biệt lập. Từ sai lầm này dẫn đến một sai lầm khác là họ cũng tin tưởng rằng những vật thể rời rạc cấu thành nên sự vật cũng có tính cách biệt lập và tự tồn. Câu trả lời của nhà vật lí học Bohm, dựa trên những nghiên cứu của ông về vật lí lượng tử, cũng chính là những ưu tư mà Ngài Long Thọ đã viết ra cách đây gần hai ngàn năm về vấn đề đạo lí và cách nhìn sự vật theo kiểu này.”
…“Dưới ánh sáng của những khám phá mới ấy của khoa học, tôi nhận thấy rằng Phật giáo cũng phải sẵn sàng xem xét lại những lí thuyết vật lí thô thiển trong thuyết nguyên tử sơ khai của Phật giáo để thích ứng với khoa học hiện đại, mặc dù nó đã có chỗ đứng vững chắc và lâu dài trong truyền thống Phật giáo”…“Với cái nhìn đó, tôi đã từng đề nghị đưa vào các trường đại học Phật giáo môn vật lí căn bản. Tôi nhấn mạnh rằng đây không phải là đưa vào một môn học mới, mà chỉ là cập nhật hóa chương trình đã có sẵn mà thôi. Tôi rất vui mừng khi thấy các trường đại học Phật giáo đã thường xuyên tổ chức những buổi học thêm về vật lí hiện đại, do các giáo sư vật lí và các sinh viên cuối ban tiến sĩ của các đại học ở Tây phương tổ chức. Tôi hi vọng rằng những nỗ lực bước đầu này sẽ dần tiến đến việc đưa môn vật lí hiện đại vào chương trình triết học ở các thiền viện Tây Tạng”
…“Tri thức giới hạn của con người đang được đặt trước một thử thách gay go, sau khi nền triết học Phật giáo và vật lí hiện đại phơi bày tính mâu thuẫn của thực tại. Cốt lõi của vấn đề nằm ở bình diện tri thức luận: làm thế nào ta có thể nhận thức và lãnh hội thực tại một cách mạch lạc, chặt chẽ? Các triết gia Phật giáo về tánh không không những đã xây dựng cả một nền tảng của sự hiểu biết về thế giới bằng cách từ bỏ cách nhìn vạn vật như là những thực thể có tự tánh và khách quan – một sự cám dỗ có thâm căn cố đế – mà họ còn đem tuệ giác của mình vào trong từng giây phút của cuộc sống thường ngày. Giải pháp của Phật giáo đối với vấn đề có vẻ như là thuộc về tri thức luận đó dựa trên khái niệm nhị đế [tục đế và chân đế]. Vật lí học cũng cần phải đề ra một tri thức luận nhằm nối một nhịp cầu chung cho sự khác biệt trong cái nhìn về thực tại giữa hai ngành vật lí học cổ điển và vật lí học hiện đại, tức cơ học lượng tử, cũng như đối với các sự vật và sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.”
[His Holiness The 14th Ɗalai Lama | Vũ trụ trong một nguyên tử – Sự hội tụ của Khoa học và Duy linh | Chương 3: Tánh không, thuyết tương đối, và vật lý lượng tử | Trần Uyên Thi dịch]
3 Responses
Itís difficult to find educated people for this topic, however, you seem like you know what youíre talking about! Thanks
Im excited to uncover this website. I want to to thank you for your time due to this wonderful read!! I definitely savored every part of it and I have you saved as a favorite to check out new things in your site.
I really liked your site.